Kết quả tìm kiếm cho "Nam sinh nặng chỉ hơn 30kg"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 56
Lê Văn Bo (học sinh lớp 4, Trường Tiểu học “A” Vĩnh Xương, TX. Tân Châu) chỉ còn ký ức mơ hồ về người cha không may mất sớm, người mẹ dứt áo ra đi khi cậu bé lên ba, lên năm. Không ngờ, lúc bước vào tuổi 11, Bo lại có thêm nhiều người cha, bắt đầu đón những ngày yêu thương đong đầy. Tết năm nay mang ý nghĩa đặc biệt vô cùng với cậu bé.
TX. Tân Châu có 70% hộ gia đình là nông dân, sống ở vùng nông thôn. Việc đẩy mạnh phát triển kinh tế nông hộ để nâng cao thu nhập và đời sống người dân có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhất là trong bối cảnh thị xã đang hướng đến việc hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM).
Trưa nắng gắt, những chuyến xe xuôi ngược từ khắp các cánh đồng quê hối hả chở ếch về cân cho tiểu thương, kiếm thêm thu nhập lúc nhàn hạ. Giờ đây, ếch đồng được xem là đặc sản “trứ danh” ở miền Tây, có trong thực đơn các quán ăn, nhà hàng sang trọng.
Từ mô hình thí điểm sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp ở ĐBSCL cho thấy, không chỉ đạt hiệu quả cao về kinh tế mà còn bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính. Khi xây dựng được cơ chế cho thị trường tín chỉ carbon, nông dân, hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp (DN) sẽ thêm lợi ích từ nguồn thu bán tín chỉ carbon, hướng đến phát triển bền vững ngành nông nghiệp.
“… là xứ quê mùa/ Đi thăm cháu ngoại một vùa cà na”. Người ta có thể điền bất kỳ địa danh nào ở miền Tây vào dấu ba chấm. Nhưng đó là chuyện hồi xưa. Còn bây giờ, cà na là đặc sản "hốt bạc" cho nhà nông, được trồng, được nâng niu chăm sóc chẳng khác gì những loại cây trái cao cấp khác!
Nuôi heo rừng thương phẩm kết hợp cung ứng con giống, tạo ra sản phẩm từ thịt heo rừng đang là hướng đi khá hiệu quả mà Hà Quốc Ninh (xã Phú Thạnh, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) thực hiện. Mô hình mở ra hướng đi mới trong quá trình khởi nghiệp đối với thanh niên nông thôn.
Lũ lạ quá! Mới đó nước rút khô đồng, gửi lại lớp “hạt” phù sa trên mặt ruộng, nông dân tất bật cày ải xuống giống vụ đông xuân. Thời gian này, những con cá quay trở lại kênh, mương, ngư dân chộn rộn khai thác, bán rôm rả tại chợ quê.
Nghe tiếng kêu vang vọng của người đàn ông, bầy khỉ hoang từ trong rừng đua nhau kéo về nhảy nhót trên chót núi. Cảnh độc, lạ này đã tạo sức hấp dẫn lữ khách khi chinh phục núi Kéc.
Kết tinh từ vị ngọt con cá đồng trong mùa lũ miền Tây, nước mắm đồng từng là thứ nước chấm không thể thiếu trong gian bếp của các bà nội trợ. Giờ đây, nước mắm đồng không còn thông dụng, nhưng vẫn chiếm một vị trí đặc biệt đối với những ai lớn lên từ sự chân chất của quê nghèo.
Là đặc sản của núi Cấm (xã An Hảo, TX. Tịnh Biên, tỉnh An Giang), rau rừng được du khách gần xa ưa thích, giống như cua núi, ốc núi hay cá chành sục (cá suối). Nhằm phục vụ du khách và đa dạng hóa sản phẩm du lịch, ngành chuyên môn đã tập huấn cho người dân trên núi về kỹ thuật chế biến món ăn kết hợp rau rừng, để nâng tầm giá trị của loại đặc sản này.
Tận dụng diện tích đất vườn trồng xoài, anh Bùi Xuân Điện (ngụ xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) phát triển thêm mô hình nuôi dê theo hình thức thả vườn, bán hoang dã. Cách làm này giúp anh Điện giảm đáng kể công chăm sóc, chi phí thức ăn cho dê, giảm luôn chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên cây xoài… Mô hình ngày càng phát huy hiệu quả, thể hiện nhiều ưu điểm nổi bật so với phương pháp truyền thống.
Để khuyến khích cư dân biên giới không tham gia hoặc tiếp tay cho buôn lậu, những năm gần đây, ngoài việc vận động, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, giới thiệu việc làm… ngành nông nghiệp TX. Tân Châu còn tăng cường công tác khuyến nông, tạo sinh kế cho người dân.